Người nước ngoài muốn xuất nhập cảnh ở Việt Nam cần phải có visa thị thực. Visa hay thị thực nhập cảnh là giấy chứng nhận của cơ quan nhập cư thuộc một quốc gia để xác minh người nước ngoài được phép nhập cảnh vào quốc gia đó trong một khoảng thời gian nhất định.
Tùy vào mục đích sử dụng và visa có kí hiệu khác nhau và mỗi loại visa có thời hạn khác nhau từ 01 tháng đến tối đa 12 tháng. Khi visa sắp hết hạn, người nước ngoài nếu vẫn muốn ở lại thêm Việt Nam có thể làm thủ tục xin gia hạn visa tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh nơi gần nhất.
1. Căn cứ pháp lý:
- Luật số 47/2014/QH2013 - Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh và cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
- Thông tư số 04/2015/TT-BCA quy định chi tiết về mẫu giấy tờ liên quan đến việc nhập cảnh, xuất cảnh và cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
- Nghị định số 82/2015/NĐ-CP Quy định về việc miễn thị thực visa cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài là chồng, vợ hoặc con của người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc của công dân Việt Nam.
2. Thủ tục gia hạn visa cho người nước ngoài: Chính vì visa có thời hạn nên sẽ có các trường hợp
gia hạn visa cho người nước ngoài. Thủ tục gia hạn bao gồm:
- Hộ chiếu gốc của người nước ngoài
- Tờ khai xin cấp visa, thị thực theo mẫu Na5 có chữ ký của người nước ngoài
- Xác nhận lưu trú của công an địa phương nơi người nước ngoài tạm trú.
- Giấy tờ chứng minh người nước ngoài được gia hạn visa: Giấy phép lao động, giấy miễn giấy phép lao động, giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân…
3. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh nơi gần nhất. Thời hạn giải quyết: trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nộp đủ hồ sơ hợp lệ.
4. Về chuyển đổi visa cho người nước ngoài
Theo quy định của Luật Xuất nhập cảnh 2019 dành cho người nước ngoài vào Việt Nam, thì visa của người nước ngoài được chuyển đổi trong các trường hợp sau:
a) Có giấy tờ chứng minh là nhà đầu tư hoặc người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam;
b) Có giấy tờ chứng minh quan hệ là cha, mẹ, vợ, chồng, con với cá nhân mời, bảo lãnh;
c) Được cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh vào làm việc và có giấy phép lao động hoặc xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo quy định của pháp luật về lao động;
d) Nhập cảnh bằng thị thực điện tử và có giấy phép lao động hoặc xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
Để có thể nắm rõ về mục đích chuyển đổi cũng như từng trường hợp cụ thể, xin quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi để được nhân viên tư vấn hướng dẫn và tư vấn.